Tập đoàn Bcons là một trong những Tập đoàn áp dụng công nghệ hàn EcoSpeed theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11977: 2017 Thép cốt bê tông – Phương pháp thử và tiêu chí chấp nhận mối hàn đối đầu bằng khí áp lực để so sánh hiệu quả so với các biện pháp nối thép thường được sử dụng như: nối chồng, nối coupler,… Công nghệ hàn nối thép đối đầu khí áp lực được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản từ những năm 1950, và hiện đang chiếm khoảng 80% thị phần trong lĩnh vực thi công nối cốt thép trong các công trình xây dựng dân dụng, cầu đường.
Trong thời gian tới Tập đoàn Bcons nghiên cứu và áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến của các nước vào thi công để tăng chất lượng thi công, rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí xây dựng.
Một số ưu điểm chính của công nghệ hàn EcoSpeed
So với phương pháp nối chồng thép cốt truyền thống, việc sử dụng công nghệ hàn nối thép đối đầu bằng khí áp lực trong thi công sẽ làm giảm mật độ cốt thép tại vị trí nối, do đó không gây ra sự tắc nghẽn cốt liệu, làm tăng chất lượng kết dính giữa bê tông và thép cốt. Hai thanh cốt thép được hàn nối đồng tâm, liên kết với nhau bằng kim loại nên hoạt động như một thanh cốt thép liên tục, do đó không xảy ra gián đoạn liên tục trong truyền lực. Cường độ mối nối không phụ thuộc cường độ bê tông hoặc độ kết dính giữa bê tông và cốt thép. Do đó chất lượng các cấu kiện cốt thép bê tông trong các công trình xây dựng được nâng cao.
Cấu kiện dầm, cột sau khi thi công bằng công nghệ hàn EcoSpeed
Phương pháp thi công đơn giản, không phụ thuộc vào trình độ của nhân công và chỉ cần một thời gian gian đào tạo ngắn (2 đến 3 ngày) là có thể thi công trực tiếp trên công trường. Thời gian thi công nhanh: D20 (34s), D25 (43s), D32 (65s). Tiết kiệm được chi phí thi công từ 35% trở lên so với phương pháp nối chồng truyền thống. Áp dụng đối với thép cốt có đường kính D20 trở lên.
Ông Nguyễn Minh Tâm – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Khối Thi công